Vẻ đẹp của thác Pongour được ví như “Nam thiên đệ nhất thác” – thác đẹp nhất ở khu vực Nam Tây Nguyên, cũng có nhiều người cho rằng đây là ngọn thác đẹp nhất Đông Dương. Chắc chắn bạn sẽ không phải hối hận khi tới đây đâu nhé, hy vọng với những kinh nghiệm du lịch thác Pongour, Đà Lạt tự túc dưới đây sẽ giúp ích cho chuyến đi sắp tới của bạn.
Kinh nghiệm du lịch thác Pongour, Đà Lạt 2024
Bạn biết gì về thác Pongour?
Thác Pongour ở đâu? Còn được gọi là thác Bảy Tầng (thác Thiên Thai) thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 50km.
Tuy có khoảng cách khá xa so với trung tâm thành phố, nhưng với phong cảnh tuyệt đẹp và lãng mạn đó cũng đủ để bạn hứng thú xách ba lô lên và đi đúng không nào.
Đường đi từ chợ Đà Lạt tới thác Pongour
Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 50km, quãng đường khá dài nhưng đường đi khá thuận tiện, chỉ cần kiên trì một chút là bạn sẽ được tận mắt chứng kiến phong cảnh non nước hữu tình.
Kinh nghiệm du lịch thác Pongour, Đà Lạt cung đường phổ biến và gần nhất đó là đi dọc theo quốc lộ 20 theo hướng Đà Lạt tới Sài Gòn. Tiếp theo, rẽ tay phải khoảng 8km tính từ khu vực xóm Trung (núi Chai).
Bạn lưu ý đi từ chợ Đà Lạt tới thác Pongour không đi cao tốc, đường này chỉ dành cho xe máy. Bạn vẫn có thể đi được bằng ô tô, nhưng mình khuyên bạn nên đi cao tốc vì vẫn phải trả phí qua trạm.
Cần chú ý quan sát tới các mũi tên để đi đúng, đường có màu nhạt hơn là Quốc lộ 22, đường đậm ở giữa là cao tốc. Một chỗ mà có nhiều người hay đi nhầm đó là đoạn lúc về. Khi đi qua khỏi thác Premn khoảng 400m có hai ngã rẽ, có rất nhiều người rẽ nhầm và đi lạc.
Thác Pongour có gì chơi thú vị và hấp dẫn?
Đi thác Pongour có gì chơi? Không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp tự nhiên, thác Pongour còn nổi tiếng với những câu chuyện kì bí có liên quan tới Pongour. Theo một số người dân nơi đây, Pongour xuất phát từ tiếng k’ho còn một số người thì cho rằng được đặt từ người Pháp.
Người K’Ho kể lại, ngọn thác này ca ngợi vẻ đẹp và sự dũng cảm, anh dũng của nữ tù trưởng người K’Ho tên là Kanai đã dám chinh phục thú dữ mang lại cuộc sống yên bình cho dân làng. Còn theo người Pháp, tên Pongour có nghĩa là ông chủ của vùng đất sét hoặc ông vua xứ Kaolin để đánh dấu lãnh thổ mà họ đặt chân tới.
Dòng thác nước trắng xoá chảy dài liên tiếp 7 tầng trông như một tấm lụa dài mượt, lướt qua như những tảng đá đầy rêu xanh. Nhìn từ xa như một bức tranh lụa đến dệt bởi thiên nhiên, thật hùng vĩ biết bao.
Xung quanh thác phủ một màu xanh mượt, với những hàng cây thông trải dài hay những cây cổ thụ nghìn năm, cũng những con thú tự do thả mình vào thiên nhiên.
Đặc biệt, nếu bạn tới vào tháng giêng sẽ dược tham gia lễ hội cùng các trò chơi do người K’Ho tổ chức để tưởng nhớ tới ngày mất của nữ tù trưởng Kanai. Không chỉ vậy, tham quan thác Pongour cũng là dịp để bạn tìm hiểu văn hoá dân tộc nơi đây và biết thêm về người dân tộc anh em của mình.
Một số lưu ý khi tới thác Pongour
- Bạn gửi xe với giá 5k trước khi vào tham quan. Vé vào cổng là 20k/người.
- Từ đây đi bộ vào thác mất khoảng 15 phút, cảnh vật trên đường đi chủ yếu là cây cỏ, do đó đường đi khá mát mẻ vì có cây phủ bóng.
- Khi vào trong bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngọn thác bảy tầng với những dòng nước mát, trong từ suối chảy xuống.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo dáng bên những tảng đá để chụp ảnh. Nhìn chung đồ ăn tại đây không đa dạng như ở thành phố, chủ yếu là khoai nướng, trứng nướng cùng với đồ xiên quen.
Trên đây, là kinh nghiệm du lịch thác Pongour, Đà Lạt 2024: Đi lại, tham quan và ăn uống. Hy vọng, có thể giúp bạn có những thông tin hữu ích cho chuyến đi của bạn nhé. Tham khảo thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt 2024, Hướng dẫn du lịch Bảo Lộc (Đà Lạt) tự túc vào mùa mưa