Núi Bà Đen được mệnh danh là “nóc nhà Đông Nam Bộ” với chiều cao 986m, không chỉ là điểm đến tâm linh lễ phật của người dân mà còn là điểm hấp dẫn của những người đam mê leo núi. Chính vì vậy, núi Bà Đen luôn là khát khao của nhiều bạn trẻ, để chinh phục được ngọn núi này các bạn nên tham khảo những kinh nghiệm leo núi Bà Đen 2025 an toàn, vui vẻ dưới đây để có chuyến đi suôn sẻ và hoàn hảo nhất nhé.
Kinh nghiệm leo núi Bà Đen 2025
Đôi nét về núi Bà Đen, Tây Ninh
Cách thị xã Tây Ninh 11km về phía đông bắc, núi Bà Đen nằm trong quần thể di tích Núi Bà, thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Núi Bà Đen nổi bật với chiều cao 986m, quanh năm mây trắng lượn quanh đỉnh nhìn như một tấm lụa mỏng. Nhìn từ xa núi Bà Đen trông giống như chiếc nón úp giữa đồng bằng vô cùng quyến rũ.
Leo núi Bà Đen hết bao lâu?
Thời gian leo núi Bà Đen phụ thuộc vào cung đường bộ bạn chọn, cụ thể:
- Leo núi Bà Đen đường Chùa: tốn chỉ hơn 3 tiếng để leo tới đỉnh núi vì đường đi tương đối bằng phẳng và không gặp khó khăn gì.
- Leo núi Bà Đen đường cột điện: 3-4 tiếng, Vì cung đường đi này là đường mòn nên chỉ cần vượt được hơn 100 cột điện là bạn sẽ lên đỉnh núi
- Leo núi Bà Đen đường ống nước: là cung đường leo núi bà Đen xếp số 3 ở độ khó, sẽ mất khoảng 4 tiếng và có những đoạn phải leo trèo qua các ống nước nên nhớ mang một đôi giày thật chắc chắn nhé.
- Leo núi Bà Đen đường Ma Thiên Lãnh: thích hợp với những ai sở hữu kỹ năng leo núi chuyên nghiệp, với tốc độ leo bình thường thì lên tới đó mất tầm 8-12 tiếng.
- Leo núi Bà Đen theo đường núi Phụng: con đường này là phải vượt qua đỉnh núi Phụng trước, rồi từ đấy mới qua núi Bà Đen. Cho nên, chuyến leo núi sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày.
Hướng dẫn cách di chuyển tới núi Bà Đen
Theo kinh nghiệm phượt núi Bà Đen 2025 thuận tiện và an toàn nhất, các bạn có thể di chuyển bằng xe bus hoặc xe máy tới đây.
- Nếu đi bằng xe bus, tuy nhiên phải đi 2 chặng là Bến Thành (TP Hồ Chí Minh) – Gò Dầu (Tây Ninh) và tuyến tiếp từ Gò Dầu đi Long Hoa.
- Hoặc phượt núi Bà Đen bằng xe máy: Các bạn đi theo quốc lộ 22 theo hương đi Tây Ninh – tới huyền Gò Dầu – tới quốc lộ 22 rẽ thành hai nhánh là quốc lộ 22A đi Mộc Bài và quốc lộ 22B đi Tây Ninh – chạy theo quốc lộ 22B – tới thị xã Tây Ninh – đi thêm 5km là tới núi Bà Đen.
Ngoài cung đường trên các bạn có thể di chuyển theo lộ trình sau: Chạy theo quốc lộ 22 – ngã ba Trảng Bàng – rẽ trái đi Dương Minh Châu (cách di chuyển này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian)
Chi tiết về các cung đường leo núi Bà Đen
Để đến đượcnúi Bà Đen các bạn có 3 cách di chuyển là: đi cáp treo, dùng máng trượt hoặc đi bộ. Cách đi cáp treo hoặc máng trượt thì dành cho khách du lịch thông thường. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn ở bài viết:
Nếu đi bằng cáp treo chỉ mất khoảng 20 phút. Hệ thống cáp treo ở núi Bà Đen dài 1,2km và cao 225m với 20 cột mốc. Từ cáp treo bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh tuyệt đẹp của núi Bà Đen nhìn từ trên cao xuống. Hoặc di chuyển bằng máng trượt cũng rất thú vị, thời gian cũng chỉ tốn tương tương.
Tuy nhiên, vì nội dung bài viết này là hướng dẫn kinh nghiệm leo núi Bà Đen bằng đường bộ, chính vì vậy mình không đi sâu vào phương tiện trên. Cụ thể, nếu chọn leonúi Bà Đen bằng đường bộ các bạn có thể tham khảo 6 cung đường phổ biến mà dân phượt thường sử dụng như sau:
- Đường chùa – Màu vàng – Độ khó 1
- Đường cột điện – Xanh dương đậm – Độ khó 2
- Đường ống nước – Xanh dương nhạt – Độ khó 3
- Đường Ma Thiên Lãnh – Xanh lá cây – Độ khó 4
- Đường Núi Phụng – Màu tím – Độ khó 5
- Đường Đá Trắng – Độ khó 6 (có hình bên dưới)
Độ khó 1 – Leo núi Bà Đen đường Chùa
Đường chùa là cung đường đơn giản và dễ dàng nhất để chinh phục núi Bà Đen, vì đây cũng là khu du lịch nên các bạn đi vào cổng chùa có sẵn lối đi lên, cứ đi vào cổng chào và đi theo người dân đi chùa không lo bị lạc. Từ phía cổng vào khu du lịch núi Bà Đen, bạn hãy đi theo hướng con đường mòn phía ngoài để tiếp tục quá trình leo đỉnh núi. Khi bạn leo gần tới đỉnh núi, đường đi sẽ khó khăn thêm một chút vì có vô số các lối rẽ khác nữa. Tuy nhiên, chỉ cần quan sát và đi theo vào các hướng mũi tên chỉ dẫn là bạn đã lên đỉnh núi rồi đó.
Nơi đây là hướng đi lên chùa Bà rất thiêng. Từ chùa Bà đến đỉnh có thêm 3 trạm tiếp nước nên bạn không cần phải mang quá nhiều nước cho đỡ mệt.
Đây cũng là đường lên ngắn nhất lên núi bà Đen Tây Ninh. Nhưng lưu ý nhỏ là cung đường này dốc, và vào mùa mưa thường có đá sụt lún rất nguy khốn nên những bạn cẩn trọng nhé.
Độ khó 2 – Leo núi Bà Đen đường Cột Điện
Bên cạnh đường chùa thì bạn cũng dễ dàng đến đỉnh núi Bà Đen theo con đường cột điện. Vì cung đường đi này là đường mòn nên bạn chỉ cần vượt được 113 cột điện là bạn sẽ lên đỉnh núi, và các cột điện sẽ được đánh số. Cung đường leo núi Bà Đen này tương đối dễ dàng vì phần lớn đường đi là bậc thang và chỉ có chừng 30% là các mỏm đá. Di chuyển dần theo bờ núi, bạn sẽ gặp một con đường mòn khác. Đi thêm khoảng 200 đến 300m sẽ có một số hướng dẫn mũi tên khác nhau gắn trên cây cối hay những tảng đá lớn. Bạn chỉ cần đi theo hướng mũi tên chỉ dẫn này là được.
Lưu ý là cung đường tương đối dễ đi vì không có nhiều đoạn dốc, nhưng toàn bộ cung đường này không có bất kì hàng quán hay trạm tiếp nước nào nên các bạn cần chuẩn bị trước khi phượt. Ở cột 55 bạn sẽ gặp 1 cái dốc nghiêng bên tay phải, bạn chịu khó nhìn và đi ngang qua cái dốc đó sẽ thấy 1 vũng nước và 1 dòng chảy của suối, nó là nơi duy nhất bạn có thể tiếp nước.
Độ khó 3 – Leo núi Bà Đen đường Ống Nước
Nếu bạn muốn đi đường này thì hãy đi theo đường chùa, sau khi tới chùa bạn hỏi người dân đường ống nước ở đâu người ta sẽ chỉ. Đường này khuyến cáo nên có người đã từng đi rồi dẫn đường, vì có thể sẽ lạc cũng như đoạn đường leo sẽ khó hơn 2 đường kia, bạn phải đu ống nước 1 vài đoạn khá dốc và nguy hiểm. Nói chung đường này sẽ giúp bạn lăn lộn hơn 1 chút nhưng bù lại sẽ được tắm suối cực kỳ mát.
Đây là cung đường leo núi bà Đen xếp số 3 ở độ khó. Bạn cần chú ý rằng có những đoạn đường rất xấu lại trơn trượt. Vì vậy, tuyệt đối không đi giữa trời mưa gió nhằm bảo đảm sức khỏe.
Độ khó 4 – Leo núi Bà Đen đường Ma Thiên Lãnh
So với các cung đường lên núi Bà Đen bình thường trên thì đường Ma Thiên Lãnh được nâng cao hơn về độ khó khăn và nguy hiểm. Đây là đường thuộc dạng hành xác, tức là bạn sẽ phải lăn lê bò trườn, leo trèo, nhảy từ đá này qua đá kia và bên dưới là vực, đồng nghĩa với việc độ nguy hiểm khá cao, bạn cũng phải mang theo ít nhất 4 lít nước + đồ ăn cho 2 ngày dự kiến.
Hơn thế nữa, có nhiều đoạn đường vừa phải leo núi vừa băng qua các khe suối. Kinh nghiệm leo núi Bà Đen qua đường Ma Thiên Lãnh, với tốc độ leo bình thường thì lên tới đó mất tầm 8 – 12 tiếng, nên nó sẽ phù hợp với đi qua ngày và đòi hỏi sức khỏe thể chất tốt, dầm sương đêm và thể lực sung mãn (tốt nhất nên đi với nhóm đông). Cung này nhu yếu cần có người dẫn đường, nếu không sẽ bị lạc, vì vậy nếu leo lần đầu thì hãy liên hệ tìm người leader trước nhé.
Độ khó 5 – Leo núi Bà Đen đường Núi Phụng
Đây là 2 cung đường mới mở, có đường đi giống với Ma Thiên Lãnh nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu di chuyển theo cung đường này cần nhiều người đi và bắt buộc phải có người dẫn đường. Cung đường này bắt buộc bạn phải đi trong 3 ngày 2 đêm bởi phải đi qua hai đỉnh núi, núi Phụng và núi Bà Đen Tây Ninh. Đường đi núi Phụng tương đối dễ, nhưng kể từ khúc từ đỉnh núi Phụng đến núi Bà Đen là một thử thách không hề nhỏ.
Kinh nghiệm leo núi Bà Đen từ những người đi trước, có phượt thủ cũng đã 1 lần mém chết giữa núi vì hết nước và đồ ăn, mình dẫn chứng thực tế để các bạn thấy rõ độ nguy hiểm mà tự biết lượng sức mình.
Độ khó 6 – Leo núi Bà Đen đường Đá Trắng
Cung đường này có tầm nhìn đẹp nhất trong 7 cung đường, tuy nhiên đường đi cực nguy hiểm. Nếu di chuyển theo cung đường này các bạn sẽ gặp nhiều tảng đá lớn và nắng của Tây Ninh, ngoài ra, các bạn phải leo dốc 700m. Vì vậy, khi đi bằng cung đường này các bạn phải chuẩn bị kĩ lưỡng, đặc biệt là tìm hiểu về cung đường.
Nếu đi cung này, bạn sẽ phải nhảy giữa các tảng đá lớn khá nhiều, đồng thời phải tắm cái nắng trực tiếp của Tây Ninh. Nghĩa là bạn sẽ bị mất nước rất nhiều và bị say nắng khiến việc di chuyển càng khó khăn. Đó là khó khăn thứ nhất, khó khăn nguy hiểm thứ 2 là bạn sẽ phải leo cái dốc 700 mét gần như là dựng đứng, chỉ cần trượt chân là mất mạng, đó là mình nói thật, không hề thêm bớt gì cả.
Chỗ ở và qua đêm khi leo núi Bà Đen
Khi leo núi Bà Đen, thông thường các phượt thủ sẽ tổ chức cắm trại qua đêm để thưởng thức không gian của núi rừng. Và hiện tại, khu du lịch chưa có hệ thống khách sạn đa dạng, ngay cả khi bạn đã lên đến đỉnh núi thì cũng không có khách sạn hay nhà nghỉ, nên hãy lưu ý về vấn đề này nhé.
Nên leo núi Bà Đen khi nào?
Kinh nghiệm phượt núi Bà Đen Tây Ninh, tuỳ theo cung đường mà thời gian leo núi Bà Đen sẽ dao động từ nửa ngày đến tận hai ngày. Bạn nên chọn giờ khởi hành vào tờ mờ sáng (nếu muốn đi về trong ngày) và chiều tối (nếu muốn cắm trại qua đêm để săn mây). Tránh đi vào ban trưa vì thời tiết nắng gắt cộng với tình trạng sốc độ cao rất nguy hiểm.
Ngoài ra, vào các tháng cao điểm mưa bão, bạn nên hạn chế đi leo núi vào tháng giêng và tháng hai âm lịch, vì đó là lúc diễn ra hội xuân núi Bà nên du khách rất đông đúc, khó có thể thư thả tận hưởng chuyến đi. Đầu tháng năm âm lịch thì có lễ hội núi Bà; bạn cũng nên tránh thời điểm này nhé.
Nhưng lưu ý khi đi leo núi núi Bà Đen cần biết
- Vật dụng đầy đủ: lương thực, nước uống, dây thừng chịu lực…
- Giày bata, ma sát cao là vật dụngg không thể thiếu
- Chuẩn bị đồ đạc đủ ấm nếu ngủ đêm trên đỉnh hoặc giữa rừng.
- Thời tiết rất quan trọng, nên hay luôn thủ sẳn áo mưa.
- Luôn mang theo thuốc y tế đầy đủ.
- Trước khi leo hãy tập thể dục đều đặn 1 tuần trước khi leo để tránh bị tuột canxi, huyết áp ..v.v..v.
- Rắn mặc dù không nhiều nhưng vẫn có, vì thế hãy cẩn thận. Ngoài ra còn có rết, Bò Cạp, Ong và 1 số côn trùng khác có nhiều tùy vùng và lúc, nên hãy mặc đồ dày và kín 1 chút khi ngủ cho an toàn.
=> Bạn có thể chọn đi tour ngày Hành Hương Đến Núi Bà Đen từ Tp.HCM TẠI ĐÂY
Trên đây, là những chia sẻ về kinh nghiệm leo núi Bà Đen 2025 tự túc, an toàn và thú vị về cách di chuyển, những cung đường thuận lợi nhất khám phá núi Bà Đen. Hy vọng, sẽ giúp ích cho các bạn những thông tin cần thiết cho chuyến du lịch phượt của mình thêm lý thú và vui vẻ, nhiều kỉ niệm nhé.
bạn có thể nói chính xác xe buýt tuyến số mấy tới đâu và có tuyến xe buýt nào đi tới chân núi trong tháng 12 am lịch không …cảm ơn
Xe bus từ TP Hồ Chí Minh về Tây Ninh
Một vài tuyến xe bus đi Tây Ninh:
– Từ Tp.Hồ Chí Minh du khách bắt xe bus số 703 (tuyến Bến Thành – Mộc Bài và ngược lại) để đi Mộc Bài. Xe dừng tại bến xe Mộc Bài, tại đây du khách tiếp tục bắt xe bus số 05 để đi thị xã Tây Ninh. Xe sẽ dừng tại bến xe Tây Ninh.
Xe bus số 703: Bến Thành – Mộc Bài
Tần suất hoạt động 40 chuyến/ngày (riêng thứ bảy và chủ nhật là 48 chuyến/ngày).
Thời gian di chuyến: 150 phút.
Thời gian hoạt động: Bến Thành: 6g-16g30, Mộc Bài: 8g35-19g30.
Xe Bus số 05: Mộc Bài – Tây Ninh
Thời gian hoạt động: 6h45’ – 18h00
– Từ Tp.Hồ Chí Minh du khách bắt xe bus đi bến xe Củ Chi. Từ bến xe Củ Chi bắt tiếp xe bus số 603 chuyện tuyến Bến xe Củ Chi – Tây Ninh và ngược lại. Xe sẽ dừng tại bến xe Tây Ninh.
Một số tuyến xe bus đi bến xe Củ Chi:
Xe bus số 13: Bến Thành – Bến xe Củ Chi và ngược lại
Số chuyến: 146 chuyến/ngày
Thời gian chuyến: 75 phút
Giãn cách: 10 – 20 phút/chuyến
Thời gian hoạt động:
Bến Thành: 04h30 – 20h30
BX Củ Chi: 03h30 – 19h30
Xe bus số 94: Chợ Lớn – Bến xe Củ Chi và ngược lại
Số chuyến: 205 (trong đó có 15 chuyến phục vụ người khuyết tật) chuyến/ngày
Thời gian chuyến: 75 phút
Giãn cách: 8 – 15 phút/chuyến
Thời gian hoạt động:
– BX Chợ Lớn: 04h45 – 20h30
– BX Củ Chi: 04h00 – 19h00
Xe bus số 74: Bến xe An Sương – Bến xe Củ Chi và ngược lại
Cự ly: 21,85 km
Số chuyến: 310 chuyến/ngày
Thời gian chuyến: 45 phút/chuyến
Thời gian hoạt động:
– Bến xe An Sương: 4 giờ 40 -20 giờ 30
– Bến xe Củ Chi: 3 giờ 40 – 19 giờ 20
Thời gian giãn cách: 4 – 15 phút/chuyến
=> Không xe bus tới chân núi Bà, do đó bạn nên bắt taxi vào nhé.
àh quên mình đang ở tp hcm
bạn cho mình hỏi . mình ở muốn bạn chỉ cho tớ một số ks để tiện đi lại . cảm ơn bạn nhiều!
Bạn có thể tham khảo một số khách sạn gần núi Bà Đen dưới đây nhé:
http://www.agoda.com/vi-vn/hotels-near-mount-ba-den/attractions/tay-ninh-vn.html
Bạn cho mjh hỏi. Đi 2 ng thì đi cung đường nào lang mạn và dễ. Leo lừ chừng núi mà tới tối có chỗ ngủ qua đêm ko ạ
Để thuận lợi khi đi lại hai bạn nên đi theo đường chùa, tuy nhiên bạn đi 2 người cần lưu ý sắp xếp thời gian cho hợp lý tránh đi khi trời tối nguy hiểm. Để nghỉ qua đêm các bạn có thể cắm trại hoặc thuê nhà nghỉ dưới chân núi.
Xin chào, cho mình hỏi mình đi 2 người muốn đi đường Cột Điện hoặc Ma Thiên Lãnh thì có an toàn không?
1. Với mình muốn cấm trại qua đêm tại đỉnh nuối luôn. Vậy mình chuẩn bị như thế nào để an toàn, nên đi giờ nào?
2. Với ban đêm khi cấm trại trên đi hr núi thì 2 người có an toàn không?
Cảm ơn bạn.
Bạn có 2 người thì theo mình tốt nhất nên đi theo đường chùa hoặc đường cột điện là an toàn nhé. Vì bạn đi theo nhóm ít người, nên cắm trại ở khu vực gần gần để đảm bảo an toàn, chuẩn bị đồ cắm trại, ăn uống và nước, quần áo…vv
Cảm ơn bạn. Minh muốn hỏi 1 cái nữa là: leo nuối đường cột điện ban đêm với 2 người có đc không bạn(Khoảng 18h bắt đầu xuất phát)?
Bạn không nên đi vào ban đêm rất nguy hiểm vì trời tối và trơn trượt nhé. Tốt nhất bạn nên xuất phát vào buổi sáng hoặc buổi chiều sớm nhé.
Noi trunh la khi neo nui cung nhu khi xuong nui thi theo minh tot hon la phai du thoi gian de len nui va xuong nui . Nui ve dem rat la hiem tro va kho len va xuong .binh thuong de len nui it nhat cung phai 3-4tieng moi len dc .xuong cung vay
Ai di nui ba den roi xho e hoi co nha nghi o tren dinh hk ak
Ko có đâu bạn nhé. Tại chùa Bà (ở lưng chừng núi) có một số nhà nghỉ cho người hành hương hoặc khác du lịch muốn lưu trú qua đêm tại đây (giống nhà ngủ tập thể hơn).Có thể mang theo túi ngủ hoặc lien hệ thuê chiếu ngủ tại ban quản lý
mình muốn tham gia cùng 1 nhóm có hdv để leo các cung đường có độ khó mức 3 trong ngày – đi từ sáng đến trưa, còn di chuyển ăn uống mình sẽ tự túc thì đăng ký như thế nào? nhóm mình có 3 người.