Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt trên cao Hà Nội: Cát Linh Hà Đông đã nhanh chóng trở thành một điểm đến thu hút được nhiều sự chú ý của mọi người. Nếu bạn là lần đầu trải nghiệm và còn cảm thấy bỡ ngỡ khi không biết mua vé tàu điện Cát Linh Hà Đông ở đâu, giá bao nhiêu, đi như thế nào thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông này nhé.
Tàu điện trên cao Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông
Giới thiệu về tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Tuyến đường sắt đô thị số 2A, Cát Linh – Hà Đông, bắt đầu được xây dựng từ năm 2011, dựa trên Quyết định số 3136/QĐ-BGTVT ngày 15/10/2008. Với tổng chiều dài 13,1km, tuyến này được thiết kế chạy hoàn toàn trên cao.
Lộ trình của tuyến bắt đầu từ điểm giao cắt giữa đường Cát Linh và Giảng Võ, sau đó tiếp tục dọc theo đường Hào Nam, qua phố Hoàng Cầu, đường Láng, ngang qua sông Tô Lịch. Tiếp theo, tuyến chạy dọc theo trục đường Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung và cuối cùng kết thúc tại ga Bến xe Yên Nghĩa.
Tuyến metro này không chỉ kết nối các khu vực quan trọng như trường đại học, khối doanh nghiệp văn phòng, các cơ quan nhà nước mà còn phục vụ nhu cầu di chuyển của cư dân trong các khu dân cư lân cận.
Thời gian hoạt động của tàu điện Cát Linh – Hà Đông
Cho dù thông số bàn giao là hoạt động đến 23h, nhưng thực tế thời gian chạy tàu hàng ngày là từ 5h00 đến 22h00, tần suất khoảng 10 phút/chuyến. Thời gian chạy tàu từ ga Cát Linh – ga Yên Nghĩa (hoặc ngược lại) hết khoảng 25,5 phút.
Tàu điện Cát Linh Hà Đông đi qua những đâu?
Tàu điện Cát Linh Hà Đông nổi tiếng với tuyến đường dài 13km, kéo dài từ ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa. Trên toàn bộ quãng đường, tàu điện sẽ dừng tại tổng cộng 12 nhà ga. Mỗi chuyến tàu có khả năng chứa đến 960 hành khách, với sức chứa là 240 người mỗi toa. Về thời gian di chuyển, mỗi chuyến tàu mất khoảng 6 phút để hoàn thành chuyến đi, và thời gian dừng tại mỗi ga rơi vào khoảng từ 25 đến 35 giây.
Dưới đây là danh sách các ga mà tàu điện Cát Linh Hà Đông sẽ dừng lại trong hành trình của mình:
- Ga Cát Linh – điểm khởi hành của tuyến.
- Ga La Thành.
- Ga Thái Hà.
- Ga Láng.
- Ga Thượng Đình.
- Ga Vành Đai 3.
- Ga Phùng Khoang.
- Ga Văn Quán.
- Ga Hà Đông.
- Ga La Khê.
- Ga Văn Khê.
- Ga Yên Nghĩa – điểm kết thúc của tuyến.
Đặc biệt, tàu điện trên cao Cát Linh Hà Đông đi qua tổng cộng 11 trường đại học tất cả, bao gồm: Đại học Kiến Trúc, HV Bưu Chính Viễn Thông, Học viện An Ninh, Đại học Hà Nội, HV Y Cổ Truyền, Sư Phạm NTTW, ĐH Công nghệ Giao Thông Vận tải, Khoa Tiếng Anh – ĐH Mở, ĐH Khoa học XH & NV, ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Đại Nam, CĐ Công Thương, Đại học Đông Đô, Học viện Âm Nhạc.
Giá vé tàu điện Cát Linh – Hà Đông 12/2024
Giá vé cho tuyến tàu điện Cát Linh Hà Đông phụ thuộc vào quãng đường bạn đi. Ví dụ, giá vé cho toàn bộ hành trình được dự kiến là 15.000đ cho một lượt. Trong khi đó, chi phí cho những quãng đường ngắn hơn là khoảng 8.000đ mỗi lượt. Đối với hành khách cần di chuyển thường xuyên trong ngày, tuyến này cung cấp vé ngày với giá 30.000đ, cho phép không giới hạn số lượt đi lại trong cùng một ngày.
Đối với vé tháng, giá cả được phân loại như sau: 200.000 đồng cho hành khách thông thường và 100.000 đồng dành cho đối tượng học sinh, sinh viên, và người lao động tại các khu công nghiệp.
Hướng dẫn cách mua vé tàu điện Cát Linh Hà Đông
Có thể đây là lần đầu bạn đi tàu tiện trên cao Hà Nội thì bạn sẽ bỡ ngỡ rằng mua vé ở đâu, đi và bắt tàu điện ra sao. Thực ra, quy trình mua vé, nhận thẻ đi tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông rất nhanh chóng. Bạn có thể mua vé ở quầy hoặc ở máy bán vé tự động. Ở máy bán vé với hướng dẫn bằng tiếng Việt rất dễ hiểu, chỉ cần làm theo đúng chỉ dẫn là có vé trong tay.
- Mua tại sảnh: nhân viên sẽ hỏi bạn muốn mua vé ngày hay vé lượt. Sau đó, bạn chỉ cần lựa chọn điểm đến của mình rồi trả tiền mặt là được.
- Mua tại quầy tự động: bạn sẽ dùng tiền mặt của mình để đưa vào khe nhận tiền sau đó chọn Ga đến. Sau khi bạn đã chọn xong điểm đến, máy bán vé tự động sẽ nhả ra vé (bằng thẻ nhựa) và tiền thừa (nếu có).
Ở tất cả các nhà ga đều có đội ngũ nhân viên hướng dẫn, vì vậy, nếu chưa tìm được điểm mua vé, bạn cũng đừng vội lo lắng nhé.
Cách quẹt vé khi lên xuống tàu điện Cát Linh Hà Đông
Nếu bạn mới lần đầu tiên sử dụng tàu trên cao, có thể bạn sẽ cảm thấy không chắc chắn về cách quẹt vé khi lên và xuống tàu. Đừng lo, quy trình này khá đơn giản:
Khi Lên Tàu:
- Bạn cần tới khu vực soát vé, nằm gần quầy bán vé.
- Sử dụng thẻ của bạn, chạm nó vào bề mặt cửa soát vé tự động. Sau đó, bạn có thể tiến lên ke ga để chờ tàu.
Khi Xuống Tàu:
- Tại ga bạn xuống, bạn cần quẹt thẻ tại cổng soát vé. Cổng này nằm ở sảnh ga tầng 2.
- Đưa thẻ vào khe cổng soát vé để mở cửa và đi ra ngoài.
Lưu ý: Trong suốt hành trình, hãy giữ chắc thẻ vé của bạn. Mất thẻ có thể gây khó khăn khi bạn cần ra khỏi ga tại điểm kết thúc chuyến đi đấy nhé.
Thời gian di chuyển của tàu điện Cát Linh Hà Đông
Đi Tàu điện Cát Linh Hà Đông mất bao lâu? Quãng đường từ Cát Linh tới ga Yên Nghĩa nếu đi xe máy vào lúc giao thông bình thường sẽ mất khoảng 50 phút, còn vào giờ cao điểm thì có thể là 1-2 tiếng là chuyện bình thường. Nhưng với tàu điện Cát Linh – Hà Đông thì bạn chỉ mất đúng 30 phút, lại không sợ nắng nôi tắc đường, thật tiện đùng không?
Các góc chụp ảnh đẹp tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông
Không chỉ là phương tiện di chuyển vô cùng hiện tại và thuận lợi, mà tuyến đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông cũng được biết đến là một trong những địa điểm check in Hà Nội rất nổi tiếng. Với thiết kế ấn tượng của các nhà ga, đây là địa điểm lý tưởng để bạn thể hiện sự sáng tạo trong nhiếp ảnh. Dưới đây là một số góc chụp được yêu thích:
- Ga Cát Linh với Bức tường biểu tượng Hà Nội: Đây là điểm nhấn không thể bỏ qua khi đến ga Cát Linh. Bức tường này đã trở thành nền ảo diệu cho hàng loạt bức ảnh độc đáo.
- Khu vực cầu thang: Khu vực cầu thang ở các nhà ga là điểm chụp lý tưởng với những bức tường màu sắc đa dạng. Mỗi hai ga lại mang một màu sắc khác biệt, tạo nên sự độc đáo trong từng bức ảnh.
- Chụp hình trên tàu điện: Chụp ảnh trên tàu điện mang lại cảm giác mới lạ, phong cách giống như ở Thái Lan hay Nhật Bản. Để có những bức ảnh đẹp, hãy chọn những toa tàu ít người và tận dụng khung cửa sổ để bắt trọn cảnh quan ngoài trời.
Một số lưu ý khi đi tàu điện Cát Linh – Hà Đông
- Khi chụp trên tàu, hãy chú ý đến việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và tránh ngồi ở ghế vàng dành cho người khuyết tật, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.
- Thời điểm lý tưởng để chụp hình: Để tránh đám đông, hãy đến vào khoảng từ 10h đến 14h trong ngày thường. Các ga giữa như La Khê, Văn Khê, Thái Hà thường vắng khách hơn.
- Nhớ luôn tuân thủ các biện pháp an toàn và sức khỏe như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và sử dụng nước rửa tay.
- Vị trí ghế màu vàng là dành cho trẻ em, người già và phụ nữ có thai
- Đứng chờ tàu luôn đứng sau vạch vàng để đảm bảo an toàn. Và hãy đợi người xuống hết thì hãy bước lên nhé.
- Không được hút thuốc và mang theo vật nuôi khi đi tàu điện trên cao Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm:
- Review du lịch Hà Nội 2024 & đánh giá thực tế
- Ga Hà Nội ở đâu? Điện thoại, cách đặt vé, thông tin chi tiết
- Review đi xe bus 2 tầng ở Hà Nội & giá vé, kinh nghiệm
Mặc dù vậy, bởi đây là tuyến tàu điện đầu tiên được vận hành tại Việt Nam nên tàu điện Cát Linh – Hà Đông còn có một số hạn chế, ví dụ như cả Hà Nội mới chỉ có một tuyến này, các địa điểm khác chưa được kết nối bằng tàu, đặc biệt là chỗ gửi xe ở một số bến chưa được tiện lợi, cũng như đèn báo điểm đến trên một số chuyến tàu bị lỗi…
Nhưng dù có sao đi nữa thì thử trải nghiệm đi tàu đúng là một điều thú vị bởi nó là bước đánh dấu nền móng cho một mạng lưới giao thông hiện đại, tiện lợi và đô thị văn minh. Vì vậy chúng mình thật sự mong chuyến tàu này lúc nào cũng sẽ đông khách trong tương lai để giảm tải áp lực giao thông, tiết kiệm thời gian và sức khỏe cho mọi người. Nếu có thời gian, bạn hãy tận hưởng trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông cùng bạn bè nhé.