Du lịch miền Tây, chắc hẳn du khách không thể quên những con sông, lạch nối đuôi chằng chịt và những chợ nổi trên sông với đủ loại hàng hóa. Không những vậy, du khách còn cảm nhận được nét văn hóa độc đáo ở đây qua những lễ hội truyền thống của người miền Tây. Trong bài viết này dulich9 sẽ giới thiệu bạn những lễ hội văn hóa độc đáo, đặc trưng miền Tây Nam Bộ, để các bạn có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để du lịch mùa lễ hội nhé!
Lễ hội văn hóa đặc trưng miền Tây Nam Bộ
Lễ Cúng Dừa (Hội Thác Côn) – Lễ hội tâm linh của tỉnh Sóc Trăng
Đây là lễ hội truyền thống của tỉnh Sóc Trăng vào ngày rằm tháng hai hàng năm. Lễ hội được diễn ra tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Trong tiếng Khmer thì ” thác côn” có nghĩa là ” đạp cồng”, đây là một trong những sự tích từ xa xưa ở đây. Hội Thác Côn có tục lệ cúng những chiếc bình bông làm bắng dừa trái. Do nét độc đáo này mà người ta gọi đây là “lễ cúng dừa”. Theo quan niệm của những người ở đây thì nước trong trái dừa tinh khiết trong lành là biểu thị cho sự may mắn, an lạc. Đây là lễ hội văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ.
Nếu bạn đến đây vào mùa lễ hội cúng dừa Sóc Trăng sẽ hiểu được văn hóa tín ngưỡng của người dân Sóc Trăng nói riêng và của miền sông nước nói chung.
Lễ hội Ok Om Bok – Lễ hội có quy mô lớn nhất miền Tây
Lễ hội Ok Om Bok là lễ hội được trông đợi nhất trong năm của người Khmer. Vào các ngày 14, 15 tháng 10 âm lịch hàng năm các dân làng tiến hành làm lễ cúng trăng ngay trước nhà mình sau đó sẽ tập trung ở chùa để làm lễ chung. Chính vì vậy Ok Om Bok còn có tên gọi khác là “lễ cúng trăng”. Nếu ở Sóc Trăng người ta đến hồ Nước Ngọt, còn ở Trà Vinh thì tập trung về Ao Bà Om để dự lễ.
Phần đặc sắc và thu hút nhất của lễ hội Ok OM Bok miền Tây đó chính là đua ghe go. Lễ hội đua ghe miền Tây được sử dụng những chiếc ghe là loại phương tiện phổ biến, ở các vùng sông nước . Những chiếc ghe để đua có phần độc đáo hơn đó là được khoét trong thân cây Sao, hình dáng bên ngoài được tô vẽ sao cho giống hình rắn thần Nagar – linh vật của người Khmer. Mũi và lái được uốn cong và có sức chứa khoảng 40 tay chèo. Những người chèo ghe được chọn lựa kỹ lưỡng, là những trai tráng khỏe mạnh của vùng. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhằm tiễn đưa thần nước sau vụ mùa gieo trồng về với biển cả.
Ngoài đua ghe ngo, thả đèn nước cũng là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Ok Om Bok. Nếu các bạn đi du lịch văn hóa vùng sông nước này vào những lễ hội văn hóa đặc trưng miền Tây này, sẽ được cùng người bản xứ thả những chiếc đèn giấy theo dòng nước và cầu nguyện ước muốn cho bản thân. Không những vậy bạn còn được hòa mình vào không gian văn hóa dân tộc Khmer bởi các loại nhạc cụ, hay những điệu múa mang âm hưởng đặc trưng của người Khmer ở miền Tây.
Lễ hội đua bò và Tết Dolta ở tỉnh An Giang
Đây cũng là một trong những lễ hội nổi tiếng của tỉnh An Giang, lễ hội được tổ chức hàng năm vào dịp tết Dolta. Dịp tết này được diễn ra vào ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch, với ý niệm nhớ đến công sinh thành, dưỡng dục của ông bà và nhớ về tổ tiên cội nguồn.
Trong những ngày tết này có truyền thống đua bò rất hấp dẫn. Thường được tổ chức luân phiên tại chùa Thamit, chùa Tà Miệt. Đây là lễ hội văn hóa đặc trưng miền Tây hấp dẫn khách du lịch. Lễ hội đua bò miền Tây mang đậm màu sắc dân gian, hấp dẫn và sôi động, thu hút đông nhân dân trong vùng và du khách tham dự.
Lễ Cholchnam Thmay – Ngày tết cổ truyền của người Khmer miền Tây
Được tổ chức hàng năm vào 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch, lễ Cholchnam Thmay còn được gọi là ” lễ chịu tuổi”. Đây là khoảng thời gian những người Khmer đã xong việc đồng áng nên thỏa sức vui chơi. Phong tục lễ tết này gần giống với tết nguyên đán của người Kinh. Vào những ngày này những người dân Khmer trên các tỉnh của miền Tây đều gói bánh tét, chuẩn bị hoa quả, hương đèn lễ Phật. Đây cũng là một trong những lễ hội văn hóa đặc trưng miền Tây độc đáo, hiếu kỳ cho du khách khi du lịch về đây.
Du lịch miền Tây ngoài những lễ hội văn hóa đặc trưng thì các bạn có thể tham quan những danh lam, thắng cảnh miền Tây và thưởng thức ẩm thực miệt vườn của nơi đây. Chúng tôi đã trình bày rất chi tiết trong những bài sau đây:
Những lễ hội văn hóa đặc trưng miền Tây là sự thể hiện phong tục, tập quán từ xa xưa của những người bản địa. Do vậy sẽ thực sự thiếu sót nếu bạn du lịch miền Tây mà không tham gia những lễ hội này. Không khí của các lễ hội văn hóa đặc trưng miền Tây hấp dẫn, độc đáo sẽ giúp bạn quên đi sự mệt mỏi trong cuộc hành trình đến với mảnh đất này. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị khi du lịch văn hóa miền Tây!