Tử Cấm Thành là di tích lịch sử quan trọng của Trung Quốc là điều ai cũng biết nhưng vì sao mái nhà Tử Cấm Thành luôn sạch thì không phải ai cũng có câu trả lời? Lí do nằm ở màu sơn, loại ngói và lối kiến trúc.
Tử Cấm Thành là cung điện cổ hoàng gia lớn nhất thế giới
Tử Cấm Thành còn có tên gọi khác là Cố Cung. Cung điện này nằm tại trung tâm thành phố Kinh Bắc của Trung Quốc. Đây là một quần thể kiến trúc có quy mô rộng lớn (720.000m2) được chia thành 2 phần: Ngoại đình (Còn được gọi là Tiền triều. Đây là nơi hoàng đế thực hiện các nghi lễ Hoàng gia) và Nội đình (Còn được gọi là Hậu cung. Đây là nơi ở của Hoàng đế và các thành viên trong hoàng tộc, đồng thời cũng là nơi thiết triều). Toàn bộ không gian được chia thành 9.000 căn phòng lớn nhỏ.

Không chỉ sở hữu diện tích rộng lớn với các công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo, Tử Cấm Thành còn lưu giữ nhiều di vật lịch sử của 2 triều đại Minh và Thanh. Chính vì vậy, đây không chỉ là di tích lịch sử mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của người Trung Quốc nói riêng và con người nói chung. Để quảng bá hình ảnh đất nước, hàng loạt các bộ phim liên quan đến các triều đại sống tại Tử Cấm Thành cũng đã được dàn dựng và trình chiếu ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Công trình kiến trúc này được bắt đầu xây dựng dưới thời vua Minh Thành Tổ và hoàn thành sau 13 năm. Cho đến nay, trải qua hơn 600 năm lịch sử nhưng Tử Cấm Thành vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hùng vĩ, trang nghiêm, xứng đáng là nơi ở của “con trời”.
Năm 1987, toàn thể khu di tích Tử Cấm Thành đã được UNESCO xếp hạng là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và công nhận là Di sản thế giới với tên gọi “Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương”.
Bên cạnh những điểm nổi bật về giá trị vật thể và phi vật thể, Tử Cấm Thành còn gây ấn tượng với nhiều người bởi sự kết hợp độc đáo giữa màu vàng của mái và màu đỏ của tường. Theo cách nghĩ thông thường, nhiều du khách cho rằng điều này tạo nên sự sang trọng, uy nghiêm, phù hợp với sự quý phái của Hoàng gia. Nhưng, ẩn chứa sau đó lại là một bí quyết của người xưa, giúp công trình kiến trúc này trường tồn và bền đẹp theo thời gian.
3 lí do khiến mái nhà Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ
Một di tích lịch sử, đặc biệt là Cố cung luôn được vệ sinh sạch sẽ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu chỉ nhờ sức người và máy móc, di tích đó chỉ có thể sạch ở phía trong, việc làm sạch mái là điều khó khăn, đặc biệt là với quần thể rộng lớn như Tử Cấm Thành. Ngoài ra, việc sử dụng máy móc còn có thể ảnh hưởng đến các di vật lịch sử nơi đây. Mặc dù vậy, mái nhà Tử Cấm Thành luôn sáng bóng, và rất ít bị hư hỏng. Nguyên nhân do đâu?
Đầu tiên, cần xác định nguyên nhân khiến mái của các công trình dân sinh bị bẩn và nhanh chóng hỏng hóc là do chất thải của các loài chim. Mặc dù, sự tác động của các hiện tượng tự nhiên như: Mưa, gió, cát, bụi, … cũng đóng góp một phần không nhỏ nhưng với phân chim, các chất thải sẽ bám chặt trên bề mặt vật liệu, qua thời gian sẽ tác động, gây mài mòn và xuống cấp công trình. Nhưng với Tử Cấm Thành, phân chim không phải là kẻ thù số 1, lí do vì sao?
Mái nhà Tử Cấm Thành được sơn màu vàng
Các mái nhà của Tử Cấm Thành đều được sơn màu vàng. Theo các nhà Phong thủy học, màu vàng chính là màu tượng trưng cho đất- là nguồn gốc quan trọng của con người, do đó, màu vàng là màu chủ đạo trong cung điện. Ngoài ra, màu vàng cũng chính là màu của sự sang trọng, xa hoa, hào nhoáng của chốn Hoàng cung.

Tuy nhiên, theo các kiến trúc sư, việc mái nhà được sơn màu vàng trong diện tích hơn 70.000m2 sẽ tạo ra sự phản chiếu đối với ánh sáng mặt trời. Do đó, khi các đàn chim bay ngang qua, chúng sẽ bị chói mắt mất phương hướng nên không thể thải chất độc lên mái nhà.
Mái nhà của Tử Cấm Thành được lợp bằng loại ngói đặc biệt
Nguyên nhân thứ 2 góp phần giúp mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn sáng bóng cùng thời gian đó chính là loại ngói được sử dụng. Theo các nhà Khảo cổ học, mái nhà Tử Cấm Thành được sử dụng là lại gạch đã được tráng men lưu ly. Đây là loại men đặc biệt, trơn trên bề mặt, do đó, nếu phân chim hay đất có bám vào thì chúng cũng dễ dàng bị rửa trôi.

Mái nhà Tử Cấm Thành được thiết kế theo kiểu kiến trúc độc đáo
Kiến trúc “Oanh Bất Lạc Tưởng Đỉnh” (Loài chim không thể đậu tới đỉnh) được áp dụng trong quá trình xây dựng cũng góp phần tích cực vào việc hạn chế sự tác động của phân chim. Với lối thiết kế mái nhà dốc xuống, có nhiều chi tiết trang trí khiến chim không thể đậu lâu cũng như làm tổ trên mái nhà quyết định một phần quan trọng đến việc lưu giữ khu di tích lịch sử này.
Bên cạnh 3 lí do nêu trên, một nguyên nhân khác góp phần khiến loài chim ít xuất hiện trong Tử Cấm Thành đó là việc hạn chế trồng cây cũng như ban hành quy định “Cấm nuôi chim”. Ngoài ra, với đội ngũ người hầu rất đông, khuôn viên của Tử Cấm Thành luôn được dọn dẹp sạch sẽ, do đó, sự xuất hiện của phân chim cũng là điều khó thấy.
Đọc thêm: Kinh nghiệm, lời khuyên hữu ích khi du lịch Trung Quốc lần đầu
Rõ ràng, việc mái nhà Tử Cấm Thành luôn sạch và không có sự xuất hiện của phân chim không phải là điều ngẫu nhiên mà đã được người xưa chú ý tới. Điều này không chỉ góp phần làm nên giá trị lịch sử của công trình kiến trúc mà còn thể hiện được sự khéo léo, và thông minh của con người. Điều này không chỉ chứng minh giá trị lịch sử của công trình kiến trúc mà còn là bài học quý để áp dụng vào các công trình xây dựng hiện nay.